Cây lựu ta là một cây ăn trái được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Cây cũng có thể trồng trong sân vườn, trồng trong chậu hoặc ban công sân thượng.
Cây còn có tên gọi khác là cây An Thạch Lựu, Thạch Lựu…Thuộc họ Lựu, tên khoa học là Punica Granatum. Cây có nguồn gốc từ Iran và các nước dọc theo duyên hải thuộc Địa Trung Hải.
1 Đặc điểm của cây Lựu ta:
* Cây thuộc thân gỗ lá rụng, cao khoảng 2 – 8m, tùy theo thổ nhưỡng mỗi nơi. Thân màu nâu xám, rất dẻo, thân có nhiều cành nhánh nhỏ vươn dài. Nhánh non bóng nhẵn. Cây càng lớn thì nhánh mọc càng nhiều, tạo thành bụi.
* Lá đơn mọc đối xứng nhau, cuốn lá ngắn, lá dài khoảng 3 -4cm, nhọn ở cuối lá và chính giữa thì phình to ra, lá có nhiều gân nổi rõ, có một gân chính dài từ đầu tới cuối lá, còn lại mấy gân nhỏ đối xứng với gân chính.
* Hoa thường mọc ở ngọn cành hay nách lá, hoa có khi mọc riêng lẻ, cũng có khi mọc thành chùm, gồm một hoặc nhiều hoa trên đỉnh nhánh hoặc ở nách lá. Cánh hoa màu trắng, gồm hai loại cánh đơn hoặc cánh kép, thường có năm cánh, hoa lưỡng tính, có rất nhiều nhụy bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn và xếp chồng lên nhau.
* Quả mọng nước hình cầu, có màu đỏ vàng. Cây lựu thường cho quả vào tháng 9-10. Quả được hình thành khi hết đợt hoa. Quả lựu to tròn, có đường kính từ 8 – 10cm, ở đầu quả vẫn còn 4-5 lá đài tồn tại. Quả còn non có màu xanh và nhiều chấm đen xen kẽ, khi chín quả chuyển sang màu đỏ tía, vỏ dày, cứng. Bên trong quả có nhiều hạt được chia bởi nhiều vách ngăn. Hạt có vỏ mọng bao bộc bên ngoài màu hồng trắng, nhiều nước ăn rất ngon và ngọt.
2 Cách trồng và chăm sóc cây lựu ta:
* Lựu là cây ưa ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi khí hậu ấm áp từ 20-30 độ C, cây cũng có thể chịu được nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn.
* Cây dễ thích nghi với nhiều loại đất, nhưng để cây được phát triển tốt thì chúng ta nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp, thoát nước tốt.
* Tưới nước vào sáng sớm và chiều tà giúp cây quang hợp và hấp thu tốt. Tùy theo lượng nước mưa mà chúng ta có thể giảm lại.
* Bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ định kì giúp cây mau phát triển và xanh tốt. Khi cây ra hoa chúng ta bổ sung thêm phân NPK giúp cây đậu quả được hiệu quả cao.
* Cây lựu ít bị sâu bệnh, tuy nhiên lâu lâu chúng ta cũng nên kiểm tra để phòng ngừa.
* Nhân giống cây lựu bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành.
3 Công dụng của cây lựu ta :
* Lựu được sử dụng trong làm bánh, đồ uống và nấu ăn. Hơn nữa, các bộ phân khác như thân, rễ, hoa chủ yếu được sử dụng để điều trị một số bệnh ở các nền văn hóa và nền văn minh khác nhau
* Nhiều nghiên cứu đã báo cáo các đặc tính chức năng của chiết xuất và nước ép lựu. Chương này tập trung vào tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng u, bảo vệ thần kinh, tim mạch và trị tiểu đường của lựu.
* Do khả năng thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái khác nhau và là cây trồng mang lại lợi nhuận cao, lựu đang được trồng phổ biến trên quy mô thương mại ở tất cả các vùng khí hậu (khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới). Việc sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ quả lựu đang bùng nổ trên khắp thế giới, chủ yếu là do nhận thức rõ ràng hơn về các thuộc tính tăng cường sức khỏe của nó. Các nhà sản xuất, khai thác kho chứa và thương nhân đang cần thêm kiến thức về sản xuất, vận hành trước thu hoạch và chế biến loại trái cây này.
Phúc Lộc –
cây tàn lá sum xuê ghê