Cây hoa Thược Dược từ lâu đã rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong lĩnh vực trang trí cũng như y học. Cây thường được trồng nhiều vào dịp Tết Nguyên Đáng, do nhu cầu trang trí và kinh tế.
1 Đặc điểm của cây hoa thược dược:
* Cây thuộc thân thảo, phân nhiều nhánh nhỏ thường mọc ở nách cành thân. Thân mọc thẳng đứng, có khả năng đàn hồi tốt.
* Lá thường có hình tim. Mặt trên lá màu xanh, sáng bóng, mặt dưới màu nhạt hơn. Mép lá có hình răng cưa.
* Hoa của loài cây này đa dạng màu sắc, bao gồm đỏ, vàng, cam, hồng…tím. Đường kính của hoa tầm 8-10cm. Từ những nụ hoa nhỏ từ từ sẽ nở thành những bông hoa cực lớn, trong rất đẹp và thu hút ánh nhìn.
2 Công dụng:
* Cây được trồng quanh năm, nhiều nhất là vào dịp Tết. Người ta thường trang trí, chưng bày cây thược dược để mang lại hạnh phúc, bình yên.
* Với vẻ đẹp thu hút ánh nhìn nên thường được chưng bày trước sân nhà, hai bên cổng, hay trang trí lối đi sân vườn.
* Trong y học, cây thược dược các bác sĩ kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh rong kinh cho phụ nữ hay bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi.
* Ngoái ra, cây còn có tác dụng chữa bệnh ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
3 Cách trồng và chăm sóc cây hoa thược dược:
* Cây cần ánh sáng trực tiếp nhiều, nếu trồng cây trong bóng râm, nơi thiếu ánh nắng thì thân cây sẽ yếu ớt, nụ hoa không nhiều, bông kém sắc và nhanh tàn.
* Ưa đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nên trồng đất đồi cao hay đào rãnh thoát nước, tránh ngập úng.
* Tưới nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây hàng ngày, giai đoạn cây phát triển trưởng thành, tăng lượng nước cho cây.
* Bón phân từng giai đoạn cho cây, tránh bón một lúc quá nhiều, cây sẽ thúi rể chết. Bón phân chuồng hoại đã được xử lý, phân hữu cơ cho cây, giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, bón thúc phân NPK cho cây.
* Cây thược dược hay bị bệnh sâu ăn lá, bệnh nấm gay thúi rể. Nên kiểm tra thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
* Nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt và giâm cành.
Phúc Lộc –
cây thược dược đẹp quá