Cây Trầu Bà Thanh Xuân mang hàm ý phong thủy tốt đẹp và với kiểu dáng hút mắt của lá nên chúng thường được chọn làm cây nội thất trồng chậu trưng bày ở sảnh khách sạn, văn phòng hoặc phòng khách.
Tên gọi khác: Trầu Bà Lá Xẻ, Trầu Bà Tay Phật
Tên khoa học: Philodendron Bipinnatifidum.
Xuất xử: Đảo Solomon Châu Đại Dương.
1 Đặc điểm của cây Trầu Bà Thanh Xuân
Điểm nổi bật nhất của cây chính là những chiếc lá có kiểu dáng hút mắt, cách điệu đem lại cảm giác tinh tế, sang trọng. Lá có màu xanh lục, cuống lá dài. Tán lá to có hình trái tim, xẻ sâu, mặt lá nhiều gân, lõm vào trong.
Trầu bà thanh xuân thuộc họ thân thảo, bẹ mềm ôm sát thân, có chiều cao trung bình từ 70cm đến hơn 1,5m, mọc thành bụi tỏa các nhánh lá ra xung quanh, có nhiều rễ phụ.
Cây có hoa nhưng rất hiếm khi xuất hiện, hoa to, hình dáng như chiếc mo, mặt trong của hoa có màu trắng ngà và mặt ngoài có màu xanh lục đậm.
2 Ý Nghĩa của cây Trầu Bà Thanh Xuân
Những chiếc lá to bản, tăng khả năng trao đổi không khí, giúp làm sạch thoáng không khí trong phòng, hấp thụ mạnh các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, tạo đổ ẩm cho không khí trong phòng khi sử dụng máy lạnh.
Cây còn được dùng làm quà tặng trong các dịp khai trương, tân nhà nhà mới, mang ý nghĩa như là lời chúc may mắn, phát tài cho gia chủ.
Cây Trầu Bà Thanh Xuân trong phong thủy được xem là loại cây đem đến tài lộc cho người trồng. Tán lá càng sum xuê thì càng giúp gia chủ thịnh vượng hơn. Vẻ đẹp sang trọng của cây thích hợp trưng bày ở phòng khách, đại sảnh, gia tăng vận khí của ngôi nhà.
3 Cách trồng và chăm sóc Trầu Bà Thanh Xuân
Nhân giống: Tách bụi là một phương pháp phổ biến giúp tiết kiệm thời gian. Trước tiên cần nhẹ nhàng tách cả thân cây và rễ ra thành nhiều phần nhỏ. Chuẩn bị những chậu đất trồng, đặt cây vào giữa chậu và phủ lớp đất lên lên sao cho kín rễ, chỉnh cho cây thẳng đứng, sau đó tưới nước giữ ẩm cho đất.
Đất trồng: Đất phù hợp với Trầu Bà Thanh Xuân là đất giàu dinh dưỡng, tới xốp thoáng khí cho nên bạn có thể trộn thêm vào đất xơ dừa, tro trấu hoặc mùn cưa và phân bón hữu cơ. Khoảng 6 tháng nên thay chậu, thêm đất 1 lần để cây phát triển tốt hơn và không bị yếu dẫn đến sâu bệnh.
Nước: Nhu cầu về nước của loài cây này không cao. Đối với cây trồng chậu tưới 1 tuần 2-3 lần, chủ yếu cần mỗi ngày phun sương cho lá sạch và tươi. Đối với cây trồng trong vườn thì tưới mỗi ngày 1 lần sáng sớm hoặc chiều muộn, không tưới khi trưa nắng gắt làm cây bị héo úng.
Ngừa sâu bệnh: Người trồng cần chú ý để cây luôn thoáng sạch thì phải thường xuyên cắt lá úa bỏ, lau sạch lá bằng vải pha chút nước muối loãng giúp ngăn rầy bám lá. Cây hay mắc chứng nấm rễ do tưới dư nước, cần phải bớt lượng nước tưới lại, tăng nhiệt độ phòng và phun thuốc ngừa nấm.
Phân bón: Sau khi tách bụi 1 tháng, rễ đã ổn định, bạn nên bón phân hữu cơ dạng lỏng cho cây . Cứ 6 tháng nên bón NPK cho cây 1 lần. Thường xuyên bổ sung phân chuồng cung cấp chất dinh dưỡng giúp lá xanh mướt.
4 Mua cây ở đâu
Phúc Lộc –
Cây trầu bà thanh xuân quá đẹp