Cây Hồng Môn là loại cây dễ chăm sóc; cây còn mang vẻ đẹp rực rỡ, sang trọng và ý nghĩa phong thủy tích cực nên được nhiều người yêu thích.
Tên gọi khác: Cây Tiểu Hồng Mon, cây Môn Hồng, cây Buồm Đỏ.
Tên tiếng Anh: Anthurium Taiflower
Tên khoa học: Anthurium Andreanum
Họ thực vật: Họ Ráy (Araceae)
Nguồn gốc: Từ Colombia
1 Đặc điểm cây Hồng Môn:
* Thân: Hồng Môn thuộc loài thân thảo mọc thành bụi với nhiều cành lá, tổng chiều cao của cây khá nhỏ nhắn chỉ tầm 30 -50cm.
* Lá: Có màu xanh mướt, bóng mịn; lá có hình trái tim, các gân lá nổi rõ ràng; cuống lá hình trụ dài khoảng 30-40cm nối xuống tận gốc. Mỗi khóm hoa thường có 17 -20 lá và 4-5 bông hoa.
* Hoa: Hoa có màu đỏ tươi đặc sắc, bề mặt hoa bóng loáng, có nhiều đường gân nổi trên bề mặt gọi là mo hoa; phía trên mo hoa là tự hoa hình trụ thuôn dài về đỉnh, tự hoa có màu vàng tươi. Vì là hoa lưỡng tính trên cùng gốc cho nên là cây ra hoa quanh năm.
2 Ý nghĩa của cây Hồng Môn:
* Hồng Môn mang dáng dấp nhỏ xinh, hoa đỏ sắc rực rỡ, lá xanh mướt mơn mởn, tạo không khí tươi mới và điểm nhấn nổi bật cho không gian nhà bạn. Bạn có thể trồng chậu đất hay trồng thủy sinh để lộ phần rễ sinh động đều có thể được.
* Trong phong thủy, người ta quan niệm trồng Hồng Môn trong nhà giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, trưng ở văn phòng sẽ giúp công việc thuận lợi hanh thông và thăng tiến; hoa đỏ hình trái tim còn là thể hiện một tình yêu mãnh liệt và lòng thủy chung son sắc của cặp đôi.
* Với dáng hình thu hút và ý nghĩa phong thủy tích cực; cây thích hợp là món quà tặng trong các dịp khai trương, tân gia, gặp gỡ thân mật bạn bè…
3 Cách nhân giống và chăm sóc Hồng Môn:
* Nhân giống:
Phương pháp chiết cành là phương pháp thuận lợi nhất trong việc nhân giống cây Hồng Môn.
– Chọn giống: Khâu chọn giống rất quan trọng, cần chọn cây mẹ khỏe mạnh tươi tốt và có tuổi trên 4 tháng. Tiếp theo dùng dao tách cây con ra khỏi chùm cây mẹ, nhớ là phải tách sát gốc; sau đó dùng lá bèo tây bó lại gốc của cây con này và ươm cho đến khi cây con ra thêm các rễ thật cứng cáp. Sau khi cây con có rễ phát triển ổn định thì đem trồng vào trong chậu đất mới.
– Chuẩn bị đất trồng: Cây thích hợp với đất ẩm tơi xốp. Bạn tuyệt đối không bón phân lót vào đất như các loại cây khác, chỉ trộn thêm trấu hun hoặc mùn cưa vào đất với tỷ lệ 2-1 để tạo độ xốp thoáng khí cho đất.
– Sau khi trồng cây con vào đất thì đặt vào nơi râm mát; tưới nước 1 -2 lần/ngày vào sáng – chiều; lượng nước tưới vừa đủ ẩm đất, bạn cần quan sát độ ẩm của đất mà lượng nước tưới phù hợp; chỉ khi thấy đất có dấu hiệu ráo khô thì mới tưới lần tiếp theo.
* Chăm sóc cây:
– Tưới nước: Như đã nói ở phần nhân giống phía trên, bạn cần quan sát độ ẩm của chậu đất mà có lượng nước tưới phù hợp.
– Nhiệt độ: Cây chịu được nhiệt độ từ 15-30 độ C, thích hợp không khí trong phòng điều hòa; lưu ý Hồng Môn không chịu được nắng gắt nhất là khoảng thời gian từ 11h-2h chiều.
– Ánh sáng: Hồng Môn vẫn sống tốt ở môi trường đèn điện. Nhưng bạn vẫn nên để cây ở nơi có ánh sáng mặt trời (sáng hoặc chiều muộn nắng nhẹ) ít nhất 2 lần/tuần, giúp cây quang hợp mạnh mẽ hơn.
– Bón phân: Định kỳ 4-6 tháng bổ sung NPK 1 lần để cây phát triển và ra hoa. Cắt bỏ cành già úa và rễ úng, dọn nhỏ cỏ quanh gốc để cây thông thoáng.
Phúc Lộc –
Cây hồng môn đỏ đẹp quá.