Cây Bàng Nhật cẩm thạch có bộ lá khá đặc biệt, dáng đẹp sang trọng nên thường được trồng trong chậu nội thất văn phòng; hay là làm cảnh sân vườn đều rất đẹp và lạ mắt.
Tên gọi khác: Bàng Cẩm Thạch, Bàng Nhật lá nhỏ cẩm thạch
Tên khoa học: Bucida sp.variegata.
Họ thực vật: Combretaceae (Bàng).
Xuất xứ: Bảng Nhật Cẩm Thạch có nguồn gốc từ đất nước Mexico, Trung Mỹ, Caribbean và Bắc Nam Mỹ.
1 Đặc điểm của cây Bàng Nhật Cẩm Thạch:
– Thân: Bàng Nhật cẩm thạch là loại cây thân gỗ lâu năm, dáng thẳng đứng. Tốc độ phát triển nhanh, chiều cao của nó có thể đạt tới 20m, tán cây xòe rộng đến 15m. Vỏ thân có màu xanh nhạt lốm đốm vệt nâu và mịn màng.
– Tán cây bao gồm các nhánh ngắn mọc xòe đều quanh thân tạo thành 1 vòm tròn và mọc theo tầng.
– Lá cây Bàng Nhật khá nhỏ, dài 2-5cm và rộng khoảng 1cm, có hình bầu dục; nhiều lá mọc cùng trên một cuống xếp lại như là hình bông hoa. Lá có màu xanh xám lốm đốm trắng, viền màu trắng kem, thường rụng vào mùa đông; lá chính là điểm độc đáo của Bàng Nhật Cẩm Thạch.
2 Ý nghĩa của cây Bàng Nhật Cẩm Thạch:
Trang trí không gian:
Bàng Nhật Cẩm Thạch đem lại cảm giác thư thái sang trọng. Cây có nhiều kích cỡ phù hợp với không gian ban công, trong khuôn viên biệt thự, khoảng trống giữa các tòa nhà trong khu dân cư…
Ý nghĩa phong thủy:
Tán cây bao gồm rất nhiều lá nhỏ chen chúc tạo thành vòm thể hiện cho sự sung túc, đủ đầy, tròn trịa không khiếm khuyết, chiêu mộ tài lộc về nhà.
3 Cách chăm sóc Bàng Nhật Cẩm Thạch:
Cách chăm sóc:
– Đất trồng: Ưu điểm của cây là dễ phát triển và thích hợp với mọi loại đất. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì đất nên được trộn với phân lót, xơ dừa tạo độ thoáng cho đất. Khi cây có đủ chất dinh dưỡng cần thiết và độ thoáng mát cho rễ thì càng lớn nhanh và tươi tốt hơn.
– Ánh sáng: Bàng Nhật Cẩm Thạch cực kỳ ưa ánh sáng tự nhiên, càng nhiều ánh sáng càng tốt cho sự phát triển của nó; khi bị thiếu ánh sáng thì lá sẽ bị rụng, kể cả khi không phải mùa lá rụng.
– Nước: Căn cứ vào độ ẩm của đất và nơi cây sống để mà có lượng nước tưới phù hợp. Ví dụ nếu trồng trong chậu, nơi mát thì tưới 1 lần/ngày, còn nơi có nhiều ánh sáng thì tưới sáng và chiều với lượng nước vừa đủ. Mùa hè thì cần tưới mỗi ngày, nếu thiếu nước cây sẽ bị khô cành rụng lá. Lưu ý đối với cây to rễ đã ăn sâu vào mạch nước ngầm thì thỉnh thoáng mới bổ sung nước.
– Phân bón: Bón lót phân bò, phân dê hay phân trùn quế trước khi đặt cây vào trồng. Sau khi cây đã cứng cáp ổn định, bạn có thể bón NPK để kích cho chồi lá tươi tốt.
– Phòng ngừa sâu bệnh: Các bệnh thường gặp của loại cây thân gỗ là sâu đục thân, sâu ăn lá; để phòng ngừa thì vào mùa khô nên đánh vôi vào gốc thân để ngừa sâu đục thân; cần quan sát kỹ lá nếu có dấu hiệu rách lá do sâu thì cần xử lý kịp thời.
Cách trồng:
– Đối với cây trồng chậu có chiều cao dưới 2m: Chọn chậu đẹp có đường kính lớn hơn bầu đất của cây khoảng 5cm, sau khi chuẩn bị đất trồng phù hợp (trộn phân lót, xơ dừa…) thì tiến hành khoét lỗ, trút cây từ bầu nhựa ra bỏ vào chậu, lấp đất cố định cho cây thẳng đứng rồi tưới nhẹ ẩm đất và bắt đầu quá trình chăm sóc.
– Đối với cây to cao trên 3m, cần phải đặc biệt chú ý nếu không rất khó sống:
+ Sau khi đánh cây từ đất lên thì bao bọc bầu đất bằng lưới, tiếp theo là cắt tỉa toàn bộ lá để cây không bị mất nước mà chết.
+ Đào hố có đường kính rộng hơn đường kính của bầu đất ít nhất 15cm.
+ Rải hỗn hợp đất thịt, phân chuồng, xơ dừa, trấu hun vào hố. nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh và rễ nhanh bám đất.
+ Gỡ lưới khỏi bầu và đặt cây vào hố, lấp đất san phẳng và cố định cây thẳng đứng; Vì cây khá cao nên cần làm khung giá đỡ hoặc gậy chống cho cây ở thời gian đầu, tránh gió mưa làm động đứt rễ.
+ Sau đó tưới gốc giữ ẩm cho đất, chú ý lượng nước vừa đủ.
4 Mua cây ở đâu?
Quý cô bác anh chị có thể tham khảo thêm cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch tại đây.
Phúc Lộc –
bàng nhật quá đẹp