
Cây Đa Tam Phúc là cây nội thất khá mới, được trồng và trang trí phổ biến dạo gần đây bởi vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp của chúng. Thân nhánh thuộc họ cây sanh, si, lá thì lại giống cây bàng, nhưng khác là lá cẩm thạch. Vì vậy mà nhiều người gọi đây là cây si cẩm thạch.
1 Đặc điểm của cây Đa Tam Phúc:
* Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập về nước ta và nhân giống thời gian gần đây. Cây Đa Tam Phúc thuộc trong nhóm cây trang trí nội thất, chúng chủ yếu được trồng trưng bày nơi râm mát. Cây phát triển khỏe mạnh, hình dáng đẹp và bộ lá nổi bậc.
* Cây phân nhiều cành nhánh, những cành nhánh của nó rất dẻo dai và có mũ nhựa màu trắng. Người dùng thường uốn tạo hình hoặc cắt cod hình tháp t theo ý thích trông rất đẹp
* Lá cây là điểm nổi bậc nhất, lá nhỏ nhưng mọc rất nhiều trên thân nhánh, đường kính 2-3cm. Lá hình xoan, hoặc tim ở ngọn, lá mọc đơn cách, những lá trên đầu ngọn xoè điều như những bông hoa, phiến lá màu xanh lục, mép lá viền trắng. Mặt dưới của lá có màu trắng, gân đen.

* Quả của cây màu nâu, thường mọc trên nách lá.
2 Công dụng của cây Đa Tam Phúc:
* Cây được trồng chậu và có thể trang trí trong nhà, phòng khách, gốc cầu thang…
* Ở công ty, hay nhà hàng, khách sạn, cây sẽ mang lại vẻ đẹp tổng thể nhờ vào bộ lá rất thu hút của chúng. Làm cho không gian thêm sinh động và sang trọng.
* Ngoài ra, cây còn có thể trang trí ban công, sân thượng, giúp thanh lọc và tạo oxy cũng như không gian sống thêm thoải mái, dễ chịu.
Ý nghĩa

* Cây mang lại sự trường tồn, may mắn và công danh sự nghiệp cho gia chủ. Với bộ lá vô cùng đẹp, cây còn có thể dùng làm quà tặng nhân dịp khai trương, khánh thành…vv
3 Cách chăm sóc cây Đa Tam Phúc:
* Cây ưa nhiệt độ nóng ẩm, có thể chịu được râm mát hoặc nơi có ánh sáng không nhiều.
* Cây không cần tưới quá nhiều nước, ngày tưới 1 lần vào sáng sớm là đủ. Với những cây trồng trong mát thì một tuần chúng ta chỉ cần tưới 2 lần. Tránh tưới nhiều, lượng nước dư thừa sẽ làm cây úng hoặc vàng lá.
* Đối với những cây trong mát, một tuần phải hứng nắng được ít nhất 8 tiếng. Vì vậy, 1-2 ngày chúng ta cũng nên đem cây ra ngoài một chút.
* Cây Đa ít bị sâu bệnh. Khi trồng chậu, ta nên trộn đất với giá thể như: sơ dừa, phân chuồng, tro trấu hun, để đất được tơi xốp, thoát nước tốt, cũng như đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt.
* Nhân giống cây bằng phương pháp chiết hoặc giâm cành.
Phúc Lộc –
Cây đa tam phúc rất đẹp