Hòn Ngọc Viễn Đông có vẻ ngoài xinh đẹp thanh thoát và tinh tế. Đồng thời hoa cũng mang ý nghĩa đem đến điềm lành, may mắn cho gia chủ. Nhờ ý nghĩa tích cực này mà cây rất được ưa chuộng trong trang trí nội và ngoại thất.
Tên gọi khác: Cây Chúc Đài, cây Hồng Ngọc, cây Minh Điền, cây Mua leo.
Tên khoa học: Medinilla Cummingii.
Nguồn gốc: Maylaysia, Philippines và một số nước khu vực Đông Nam Á.
1 Đặc điểm của cây Hòn Ngọc Viễn Đông:
* Thân: Thuộc dạng cây bụi thân thảo lâu năm, chiều cao có thể đạt đến gần 2m nếu sống ở điều kiện thích hợp.
* Lá: Có màu xanh đậm, to, dày và 2 mặt lá hơi bóng. Trên mặt lá nổi rõ 5 gân lá trũng, hướng của những đường gân này bắt đầu từ cành lá chạy dọc hơi cong bầu bầu lên đến đỉnh lá nhọn và đối xứng nhau.
* Hoa: Hoa chính là điểm nhất của cây, rất đẹp. Mỗi chùm hoa dài hồng hồng được tạo từ rất nhiều bông hoa; mỗi bông hoa có hình dạng có 4 cánh hoa nhỏ, mọc thành cụm hình thùy và chúng nở quanh năm.
* Quả: Cây có quả mọng hình cầu, ban đầu quả có màu hồng nhạt rồi sang đỏ tươi và khi chín hẳn thì có màu tím. Quả nhìn rất đẹp nhưng không ăn được.
2 Ý nghĩa và công dụng của cây Hòn Ngọc Viễn Đông:
* Cây thích hợp trang trí chậu treo ban công hay cửa sổ; trồng trong chậu để bàn, trưng phòng khách; trang trí sân vườn nhà hàng, quán cafe… Vẻ đẹp thanh thoát sang trọng này sẽ làm không gian thêm quyến rũ và tinh tế.
* Cây mang ý nghĩa như một điềm lành dành cho gia chủ, mang đến sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng mà gia chủ mong đợi.
* Với vẻ đẹp nổi bật và hàm ý tích cực, cây xứng đáng trở thành món quà ý nghĩa trong những dịp thăm nhà bạn bè đồng nghiệp, sinh nhật hay tân gia.
* Cây cũng được ưa chuộng trong dịp Tết cổ truyền; như gửi gắm một lời ước: “Năm mới vạn sự phước lành, tỷ sự hanh thông”
3 Chăm sóc cây Hòn Ngọc Viễn Đông như thế nào?
* Đất trồng: Cây phát triển tốt ở đất xốp, thoáng khí và dinh dưỡng. Lúc trộn đất bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ và xơ dừa hoặc trấu hun vào đất thịt theo tỷ lệ: 1 đất + 2 xơ dừa/trấu hun + 1 phân hữu cơ.
* Ánh sáng: Hòn Ngọc Viễn Đông thích hợp nơi có ánh nắng bán phần để hình thành bông. Nếu trồng trong nhà bạn nên đưa cây ra tắm nắng nhẹ (sáng hoặc chiều) mỗi tuần 2-3 lần; vừa giúp ra hoa và lá cũng được xanh mướt dày lá khỏe mạnh. Cây trồng ngoài sân lưu ý không trồng nơi nắng toàn phần nắng gắt sẽ làm cây khô cháy lá, nên chọn dưới ánh râm của cây lớn khác.
* Nước tưới: Cây cần được tưới thường xuyên vào sáng và chiều; lưu ý quan sát độ ẩm của đất mà có lượng nước tưới phù hợp.
* Phân bón: Định kỳ mỗi tháng nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây.
Phúc Lộc –
Cây Hòn Ngọc hoa đẹp quá