Cây Hồng Hạc là loại kiểng lá to xanh mướt rất đẹp, cuống lá có màu cam bắt mắt; thích hợp trưng ở bàn làm việc, trong các thiết kế nội thất, tạo tiểu cảnh sân vườn, sân thượng…
Tên gọi khác: Cây Hồng Hạc chân cam, Hồng Hạc, Trầu Bà Hồng Hạc.
Tên khoa học: Philodendron billietiae.
Họ thực vật: Họ Ráy (Araceate)
Xuất xứ: Từ Brazil, Guyana và Guiana thuộc Pháp.
1 Đặc điểm cây Hồng Hạc:
* Lá: Nét đặc trưng của Hồng Hạc chính là những chiếc lá to bản hình tim kéo dài; lá có màu xanh sẫm, đều màu; mặt lá bóng hơi nhăn, gân lá mang màu xanh sáng nổi rõ nhìn rất lạ mắt; viền lá có màu cam nhạt gợn sóng.
* Cuống lá: Cuống lá mang màu cam nổi bật. Ở điều kiện tự nhiên và được chăm sóc phù hợp, lá có thể to và dài gần 1,5m, khi cây trưởng thành có thể đạt đến kích thước rất lớn.
* Rễ: Trong tự nhiên, rễ của cây Hồng Hạc có thể bám trên một loại cây khác và sống nhờ dinh dưỡng của cây chủ hoặc mọc từ đất; tập tính sinh tồn của cây cũng có xu hướng giống như loài Phong Lan.
2 Ý nghĩa của cây Hồng Hạc:
* Giá trị thẩm mỹ: Những chiếc lá xanh mướt to bản hình tim dài kết hợp với cuống lá màu cam, đặc biệt thu hút ánh nhìn; thích hợp trưng bày làm cảnh ở văn phòng làm việc, phòng họp, sảnh công ty, hành lang ra vào; càng thích hợp cho việc trang trí sân vườn, quán cafe, tạo tiểu cảnh hòn non bộ, suối nước…mang đến vẻ đẹp hữu tình cho không gian quanh nó.
* Giá trị tinh thần: Với tác dụng thanh lọc không khí, đem lại sự trong lành cho không gian sống, làm cho tinh thần được thoải mái khi ngắm nhìn chúng; như đang xua đuổi những sự không may mắn, giúp thu hút tài lộc phú quý về cho gia chủ.
* Vừa mang tính thẩm mỹ và ý nghĩa tích cực, Hồng Hạc xứng đáng trở thành một món quà tặng tốt đẹp trong những dịp bạn đến chơi nhà, thăm người thân, các dịp khai trương, tân gia…
3 Trồng và chăm sóc cây Hồng Hạc cuống cam:
Để cây phát triển tốt nhất cần chú ý các yếu tố sau:
* Ánh sáng: Cây cần ít ánh sáng, phát triển tốt ở môi trường có bóng râm; tuy nhiên cây cũng cần ánh sáng để quang hợp và phát triển lá to đẹp- lá là nét đẹp chủ yếu của loài cây này. Nếu bạn để cây ngoài vườn thì chú ý cần để dưới bóng râm, đảm bảo cây sẽ nhận được ánh nắng gián tiếp; nếu cây ở trong phòng kín thì để nơi có ánh sáng đèn điện chiếu vào. Cây sẽ luôn mọc hướng về nơi có ánh sáng, cần xoay cây định kì để dáng cây đẹp hơn.
* Đất trồng: Đất thích hợp cho cây là đất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, giữ được độ ẩm; khi trộn đất với xơ dừa hoặc mùn cưa bạn để làm thoáng thì cần trộn thêm phân chuồng đã ủ (trùn quế, phân bò… ) vào để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
* Nước tưới: Để cây có những chiếc lá to đẹp cần môi trường đất ẩm nhưng không úng. Đối với cây ngoài vườn bạn tưới 3-4 lần/tuần; cây trong nhà 2 lần/tuần; cần chú ý độ ẩm của đất mà có lượng nước tưới phù hợp.
* Phân bón, vệ sinh lá: Định kì hàng tháng bạn bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc NPK cho cây; NPK giúp lá to khỏe đẹp và kích thích cây thêm mầm mới. Cần chú ý vệ sinh lá hàng tuần bằng khăn ẩm lau nhẹ, để lá có sạch đẹp và quang hợp tốt.
* Sâu bệnh: Cây thường bị một loại rệp nhỏ bám vào; để ngăn ngừa rệp, bạn có thể dùng bình xịt côn trùng xịt hàng tháng.
4 Mua cây ở đâu?
Quý cô bác anh chị có thể tham khảo thêm cây Bạch Mã tại đây.
Phúc Lộc –
Cây Hồng Hạt cuốn cam quá đẹp