Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch có sắc lá độc đáo thu hút mọi ánh nhìn. Cây rất thích hợp làm cây kiểng nội thất văn phòng; phối cảnh trang trí sân vườn, công viên giúp không gian thêm sinh động và tươi mới.
Tên gọi khác: Cây Chân Chim Vằn, cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch – Vàng.
Tên khoa học: Scheffera Octophylla.
Họ thực vật: Araliaccae (họ Ngũ Gia Bì)

1 Đặc điểm của cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch
Thân cây nhỏ, vỏ thân mịn màu xám trắng. Nếu được nuôi ở môi trường thiên nhiên thì có thể cao đến 18m, tán lá xòe rộng.
Cây có lá kép, chìa ra như hình bàn tay; 1 lá kép có 7-8 lá chét, mỗi lá chét có hình dạng elip dài từ 7-17cm, sắc nhọn ở đỉnh và thuôn dần về phần cuống; màu lá là màu xanh xen lẫn đốm vàng, gọi là màu cẩm thạch, đẹp lạ bắt mắt.
Hoa Ngũ Gia Bì mọc thành chùy gồm 10-12 hoa tập trung tại các tán nhỏ đầu cành, hoa nhỏ có màu trắng, được tạo bởi 5-6 cánh hoa. Hoa sau khi nở sẽ kết thành trái có hình tròn, khoảng 3mm và có màu đen.
2 Cách trồng và chăm sóc cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch
Có 2 cách trồng cây Ngũ Gia Bì:
Trồng bằng đất (phương pháp thổ canh)
Đầu tiên là chuẩn bị đất trồng thích hợp, có thể trộn đất với xơ dừa, trấu hun, trùn quế để tạo độ thoáng xốp và dinh dưỡng cho đất.
Tiếp theo cho đất vào chậu, đặt cây con khỏe đẹp vào lấp đất giữ cho cây thế thẳng đứng, nhớ phải tưới giữ ẩm 1-2 lần/ngày, không tưới quá nhiều gây úng rễ.
Trồng bằng nước:
Chọn cây có rễ khỏe; rửa sạch rễ và cho vào bình thủy tinh đã có hỗn hợp nước và dung dịch dinh dưỡng thủy sinh. Bạn nên chọn bình thủy tinh để dễ quan sát sự phát triển và tình trạng sâu bệnh của rễ. Nếu cây non không thể đứng vững bạn nên đặt vào giỏ nhỏ để cố định và sau đó mới bỏ vào bình.
Cách chăm sóc cây Ngũ Gia Bì:
Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng nhưng không chịu được nắng gắt, không nên để cây dưới ánh nắng trực tiếp lâu dài. Nếu trồng ngoài sân vườn thì nên để dưới bóng râm của cây to khác; nếu trồng trong nhà thì cách 2-3 ngày nên cho cây tắm nắng 1 lần khoảng 4h.
Nước: Cần kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới, thông thường cần tưới 2 lần/tuần nếu để trong nhà và 1 lần/ngày nếu cây được đặt ở ngoài vườn.
Đất: Nên trộn thêm xơ dừa, phân hữu cơ cho đất để dinh dưỡng nuôi cây phát triển tốt, đất tới xốp thoáng giúp rễ phát triển tốt hơn. Mỗi tháng cũng cần bổ sung NPK 1 lần để lá được xanh mướt hơn.
Khi cây xuất hiện lá héo úa thì phải xem lại lượng nước, có thể là dư nước; đồng thời cắt tỉa bỏ lá úa tránh lây lan sang các lá khác.
Sâu bệnh: Bệnh thường gặp ở Ngũ Gia Bì là rầy, cần quan sát phát hiện kịp thời xử lý.
3 Ý nghĩa của cây Ngũ Gia Bì Cẩm Thạch
Theo dân gian: Cây Ngũ Gia Bì có tác dụng đuổi mốt rất tốt; ngoài ra cây còn có tác dụng trong điều trị các bệnh như phong, chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược thần kinh, giảm đau và hạ sốt.
Theo phong thủy: Cây Ngũ Gia Bì mang ánh xanh và vàng rất thích hợp với người mạng Thổ và mạng Kim; cây còn là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, củng cố và phát triển con đường tài lộc của gia chủ; thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
4 Mua cây ở đâu?
Quý cô bác anh chị có thể tham khảo thêm cây Đại Hoàng Phú tại đây.
Phúc Lộc –
ngũ gia bì cẩm thạch đẹp quá.