Cây cút tần Ấn Độ khi được trồng sát với nhau, thì nó như một rèm xanh bảo vệ cho ban công sân thượng, căn nhà của bạn tránh khỏi những tia nắng nóng oi bức của mặt trời, che chắn được bụi bẩn bên ngoài. Nó giúp cho chúng ta có được không gian xanh rất đẹp mắt, và còn bảo vệ được sức khỏe.
Những thân cây mọc san sát vào nhau, và rủ dài xuống tạo nên một mãng xanh cực lớn. Bất kể là trời mưa hay trời nắng, thì nó cũng là một tấm màn che chắn cực tốt.
Cây phát triển mạnh mẽ, tươi tốt quanh năm, vì vậy nên việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần nắm bắt vài cơ bản sau đây.
1 Đất trồng
Cây cút tần là loại cây không kén đất. Nếu chúng ta chăm sóc tốt, cây có thể phát triển trên cả đất chua, đất kiềm, hay thậm chí đất khô cằn.
Để cho cây xanh tốt và nhanh phát triển, chúng ta nên lựa chọn loại đất giàu dinh dưỡng. Trộn đất với phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoại, sơ dừa, tạo độ tơi xốp tuyệt đối cũng như thoát nước tốt.
2 Nhiệt độ
Cút tần Ấn Độ có thể chịu được nóng, lạnh, cây vẫn sinh trưởng tốt và xanh mướt mà không bị rụng lá ở bất cứ nhiệt độ khắc nghiệt nào. Trừ khi chúng ta để cây mất nhiều nước hay ngập úng lâu ngày.
3 Độ ẩm
Đây là loại cây ưa ẩm và cực kì chịu nước. Tuy nhiên, cây cũng chịu được môi trường khí hậu hanh khô.
4 Ánh sáng
Khả năng thích nghi của cây cực tốt. Chúng ta có thể trồng nơi có ánh nắng gay gắt, hay nắng chan hòa, hoặc những nơi ít có ánh nắng trực tiếp rọi đến, thì cây vẫn phát triển xanh tốt.
5 Tưới nước
Là loại ưa ẩm nên cây rất cần nhiều nước. Đặc biệt, khi những cành cây cút tần càng dài ra, thì lúc đó cây hút nước rất nhiều. Nếu lúc này chúng ta tưới thiếu nước, cây sẽ mất nước, những cành sẽ khô, vàng và rụng lá, hoặc chết nếu kéo dài nhiều ngày.
Tưới đủ nước vào sáng sớm và chiều tà, giúp cây quang hợp và phát triển tốt. Tránh tưới cây vào lúc trời đang nắng gắt. Lưu ý, chúng ta nên tưới vào thẳng bầu đất để cây được đủ nước, tránh tưới phớt phớt bên ngoài cành nhánh, cây thiếu nước sẽ vàng rụng lá hoặc chết.
6 Bón phân
Đây cũng là loại cây khá dễ nuôi, nên chúng ta có thể bón phân định kì 1 hay 2 tháng một lần. Có thể dùng phân chuồng đã được xử lý, phân hữu cơ, hoặc NPK 15-10-10.
7 Phòng sâu bệnh
Là loài cây khỏe mạnh, ít bị sâu hại. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên để ý, đề phòng, để kịp thời xử lý.
Thường xuyên dọn gốc cây, cắt bỏ cành cây già, cành cây bị thối chết, hay những cành cây quá rậm rạp để tránh sâu bệnh làm mất vẻ mỹ quan cho không gian của bạn. Nếu lo ngại cây Cúc tần che phủ không gian, tạo điều kiện cho muỗi, côn trùng, với trường hợp này tốt nhất bạn nên xông hương cho ngôi nhà của mình bằng các đốt vỏ bưởi khô hoặc bồ kết.
8 Cắt tỉa
Đây là loại cây dây leo, cành rủ xuống theo chiều dài. Mỗi cây có thể dài 15-20m nếu chúng ta không cắt tỉa. Việc cắt tỉa bớt nhánh cây cũng làm hạn chế chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy bạn nên cắt, tỉa cây theo định kỳ hay tạo dáng cây theo ý của mình để tạo nên một giàn cây đẹp nhất.
9 Nhân giống
Bạn có thể dễ dàng nhân giống cây Cúc tần Ấn Độ bằng phương pháp giâm cành. Trước khi cắt cành, tốt nhất bạn nên cho cành cây tiếp xúc với đất một thời gian để cành mọc rễ, sau đó mới giâm cành xuống.
Ngoài ra, tại các cơ sở chuyên bán cây cảnh cũng có bán loại cúc tần này, bạn nên chọn cây xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh. Bạn cũng có thể trồng cây theo hình thức gieo hạt. Tuy nhiên khi mua hạt giống, bạn cần chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo cây trồng là giống thuần chủng, nhựa sống cao.
Phúc Lộc –
bài viết rất hữu ích.