Cây cà tím còn có tên thường gọi là cây cà dái dê, là loại cây ăn trái được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta. Có tên khoa học là: Solanum melonge na. Họ: Solanaceae.

1 Đặc điểm của cây Cà Tím:
* Cây thuộc dạng thân thảo đứng, sống lâu năm hóa thân gỗ nhẹ.
* Tàn nhánh ngang, có lông tơ khi cây còn non. Chiều cao trung bình khi trưởng thành của cây tầm 80cm – 1m2.
* Lá có hình trứng, trên lá có lông tơ nhám. Rìa lá chia thùy sin, uốn lượn ra vào như hình chữ S gặp lại.
* Hoa hình phễu, có màu trắng tía. Có 5-6 thùy nhọn, xếp thành hình ngôi sao. Các nhụy hoa màu vàng.
* Quả thuôn dài, vỏ quả nhẵn bóng. Bên trong mọng nước, nhiều cùi thịt.

* Thời gian gieo trồng cây cà tím mất khoảng 110 – 135 ngày, kể từ khi chúng ta gieo hạt đến khi thu hoạch lần đầu.
* Đối với loại cây này thì chúng ta không cần diện tích canh tác nhiều.
* Cây trồng chậu cũng rất dễ cho ra trái, chủ yếu chúng ta phải chọn vị trí có ánh sáng tốt. Nếu trồng trong bón râm cây sẽ không đậu trái.
* Cây cần đất nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.
* Thường xuyên bón phân để thúc đẩy sự phát triển, cũng như giúp cây đủ nguồn dinh dưỡng cho ra nhiều quả. Chúng ta có thể dùng phân chuồng, đạm, hữu cơ. Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa thì bón thúc phân NPK để giúp cây đậu trái nhiều hơn.

2 Công dụng của cây Cà Tím:
* Nếu trồng canh tác, có thể giúp chúng ta có thêm kinh tế.
* Nếu trồng ở nhà thì chúng ta có một bữa ăn ngon miệng,sạch sẽ, bổ dưỡng.
* Quả có thể nướng, kho, hoặc cho vào món ca ri rất ngon. Không nên ăn sống.
* Ngoài ra, cây còn có thể phòng được một số bệnh như: Làm thuốc giải độc cho nấm độc, giảm cholesterol trong máu, bầm với giấm và được sử dụng dắp lên các núp vú bị nứt, áp xe, bệnh trĩ.
Phúc Lộc –
cây đang có trái…