Cây chùm ruột là cây ăn trái khá quen thuộc với chúng ta. Trái có thể ăn tươi hoặc làm mứt dùng rất ngon. Ngoài ra, các bộ phận trên cây còn chữa được một số bệnh tốt cho sức khỏe.
Thông tin:
Tên khoa học: Phyllanthus acidus
Họ: Phyllanthaceae ( diệp hạ châu )
Tên gọi khác: cây tầm ruột
Chiều cao: 10-15m
Hoa: hoa cây sắc hồng, nở thành từng chùm
Mức chăm sóc: Trung bình
Lá: hình trứng, mọc so le, dài khoảng 4-5cm, rộng 2-2,5cm.
Quả: Hình tròn chia làm 6 múi, đường kính quả từ 2-3cm, mỗi quả chỉ có duy nhất 1 hột.
1 Đặc điểm của cây chùm ruột:
* Cây thuộc thân gỗ nhỏ, cao trung bình từ 2-10m, thân sù sì, thường mọc thẳng đứng.
* Tán lá mọc rậm rạp bao gồm các cành chính mọc dày. Lá mọc so le, hình trứng dài 2-6cm, xếp thành 2 hàng dọc bên cành.
* Những bông hoa nhỏ xếp thành chùy, dài tới 12cm. Hoa có thể là hoa đực hoa cái hoặc lưỡng tính. Hoa thường được hình thành trên các cành chính, chỗ không có lá.
* Quả hình tròn, phân thùy, dài từ 1-2,5cm. Quả mọc rất nhiều và mọc thành chùm dày đặc, quả hình trái xoan, thường chia thành 6 gân. Quả thường có màu vàng nhạt, giòn và rất chua.
* Nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành.
2 Công dụng:
* Trái có thể ăn tươi chấm muối ớt, hoặc có thể chế biến làm mứt rim đường.
* Trồng làm cảnh, trang trí khu vườn cho ngôi nhà chúng ta.
* Thuốc chữa bệnh (Rễ được sử dụng trong y học như một loại thuốc tẩy, và được sử dụng trong tiêm truyền để giảm bệnh hen suyễn và các bệnh ngoài da khác nhau.)
* Ở Malaysia, trái cây chín và chưa chín được dùng như một món ăn ngon, siro hoặc bảo quản ngọt. Trái cây cũng được kết hợp với các loại trái cây khác để làm tương ớt hoặc mứt, vì đặc tính đông kết của chúng. Lá non được nấu như một loại rau ở Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Gỗ khá cứng, chắc, dai và bền nếu dày dặn. Vỏ cây được sử dụng hạn chế ở Ấn Độ như một chất thuộc da.
3 Cách trồng và chăm sóc cây chùm ruột:
* Cây cần nhiều ánh sáng trực tiếp để ra hoa tạo quả.
* Cây không kén đất, có thể dùng nhiều loại đất khác nhau.
* Nếu trồng chậu, chúng ta chọn chậu có nhiều lỗ thoát nước tốt, tránh cây bị úng thúi.
* Tưới giữ ẩm hàng ngày cho cây.
* Bón phân hữu cơ và bổ sung ít PNC 45 ngày một lần giúp cây khỏe, tạo hoa quả nhiều.
* Kiểm tra thường xuyên để phun thuốc ngừa sâu bệnh cho cây.
Phúc Lộc –
cây chùm ruột đẹp.