Cây dâu tây có xuất xứ từ Châu Mỹ, được các nhà làm vườn Châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18, để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Loài này được (Weston) Duchesne miêu tả khoa học đầu tiên nam 1788, cây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây rất được ưa chuộng. Ở VIet Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp để canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây.
Cây còn có tên gọi khác là cây dâu Đà lạt, dâu đất…
Tên khoa học: Fragaria Vesca L.
Họ thực vực: họ hoa hồng ( Rosaceae )
1 Đặc điểm của cây dâu tây:
* Dâu tây thuộc cây ăn trái thân thảo, sống lâu năm. Thân ngắn, cao từ 30-50cm, phân nhiều cành nhánh rõ ràng, chồi được mọc từ nách lá, các chồi nách có thể phát triển thành thân nhánh, thân bò và phát hoa.
* Lá hình cầu trúc và kích thước có thể thay đổi theo từng loại, nhưng tất cả đều là lá két với ba lá chét xẻ thùy sâu. Một số giống có lá chét nhiều hơn, mép có nhiều răng cưa, trên phiến lá có nhiều lông nhám. Cuốn lá dài vươn xa, khi còn non cuốn có màu trắng và chuyển sang màu đỏ khi cuốn già đi.
* Cây phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh một hoa, Hoa có năm cánh tràng mỏng, màu trắng và hơi tròn. Hoa lưỡng tính, có từ 25-30 nhị, và 50-500 nhụy. Dâu tây loài giao phấn nhưng thông qua hình thức tự thụ phấn để gia tăng tần suất các gen mong muốn và tạo ra một số loài.
* Quả dâu tình bầu dục, quả non có màu xanh lục, khi quả chín sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ tùy theo từng giống. Quả có mùi thơm đặc trưng, có vị ngọt lẫn chua.
2 Cách trồng và chăm sóc cây dâu tây:
* Cây dâu tây rất nhạy cảm với ánh sáng trực tiếp, một ngày chỉ cần hấp thu ánh sáng 8-10 tiếng là đủ, chúng ta có thể dùng lưới lan che bên trên để tránh ánh nắng trực tiếp gây tổn hại đến cây.
* Không nên đặt cây gần ánh đèn vào ban đêm, vì như vậy sẽ kích thích sự phát triển của cây và làm chậm khả năng ra trái.
* Cây cũng thường hay mắc bệnh sâu ăn lá, nên kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa cho cây.
3 Công dụng và ý nghĩa của cây dâu tây:
* Quả dâu tây rất giàu Polyphenol – các chất hoạt tính sinh học tự nhiên có chất chống oxy hóa mạnh và các đặc tính kháng viêm.
* Quả còn chế biến làm nước ép giải khát, ngâm rượu hoặc trang trí chế biến món ăn.
* Ngoài ra cây còn có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư, tăng cường trí nhớ, tốt cho xương, cải thiện vấn đề tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Nói chung quả dâu tây rất nhiều vitamin và bổ dưỡng.
* Cây dâu tây mang lại hiệu quả kinh tế và sức khỏe. Chất lượng trong cuộc sống.
Phúc Lộc –
trái quá đã