Cỏ Đậu Phộng thường được trồng thành thảm dày ở ven đường đô thị, công viên, trong khu vườn…; tạo nên cảnh quan vô cùng đẹp mắt – Hoa vàng trên cỏ xanh.
Tên gọi khác: Đậu Phộng kiểng, Cỏ hoàng lạc, Cỏ lạc dại, Đậu phộng dại.
Tên khoa học: Arachis Pintoi.
Thuộc họ: Đậu (Fabaceae)
Xuất xứ: Nam Mỹ.
1 Đặc điểm của cây Cỏ Đậu Phộng:
* Thân: Cỏ Đậu thuộc loại cây nhỏ, mọc từ củ, từ 1 thân này sẽ tỏa ra nhiều nhánh; trên mỗi nhánh là 3-4 lá mọc đối xứng nhau.
* Lá: Lá cỏ Đậu có màu xanh nhạt và hình bầu dục tròn trịa, thuôn dần về phía cuống lá. Lá có chiều ngang khoảng 1.5cm-2cm và dài gần 3cm.
* Hoa: Hoa mọc trên cuống dài khoảng 4cm-6cm, hoa có màu vàng rực rỡ có kích thước nhỏ bằng khoảng 1/2 chiếc lá của chúng.
2 Công dụng của Cỏ Đậu Phộng:
* Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm: Cỏ Đậu mang chất dinh dưỡng và chất xơ cao nên thường được bà con lấy phần thân và lá để dùng làm thức ăn cho heo, gà, vịt. Chúng có thể ăn sống hoặc nấu lên cùng với các loại tinh bột khác.
* Dùng làm phân thực vật: Cỏ Đậu sau khi ủ theo đúng phương pháp sẽ phân hủy và tạo nên dưỡng chất là đạm Nitơ cực kỳ tốt cho cây.
* Chống xói mòn đất, cân bằng hệ sinh thái: Cỏ Đậu dễ chăm sóc, lá xanh tốt quanh năm nên thường được dùng để che phủ mặt đất trong vườn thanh long, vườn tiêu, chuối, cà phê, cam… che phủ các bãi đất trống ở công viên, 2 bên đường phố hay dọc bờ kênh… vừa giữ độ ẩm cho đất vào mùa khô, lại giúp tránh xói mòn khi mùa mưa về, còn giúp cân bằng hệ sinh thái, giảm lượng phân bón hóa học.
* Mang tính thẩm mỹ cao: Cỏ Đậu được dùng trồng nền hay trồng bồn một mình chúng thì đều mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho các công trình, tạo nên cảnh quan hài hòa đẹp mắt với khung cảnh hoa vàng rực rỡ trên thảm cỏ xanh.
3 Cách trồng và chăm sóc cỏ Đậu Phộng:
* Cách trồng:
Phương pháp giâm cành:
– Cần chuẩn bị mặt bằng thật kỹ càng: Xử lý cỏ dại, xử lý mặn và phèn trước nếu có.
– Khâu nước tưới cũng cần chuẩn bị tốt nếu điều kiện thời tiết đang nắng nóng, cỏ dễ bị khô héo nếu thiếu nước.
– Chuẩn bị giống: Cành cỏ đem cắt khúc ngâm trong dung dịch kích rễ; sau đó giâm vào đất theo rãnh đã chuẩn bị. Tránh trồng quá dày gây lãng phí, chúng tôi đề xuất bạn chỉ nên trồng khoảng 25 khóm/m2 và mỗi khóm 3-4 cành.
– Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, tận dụng nguồn giống đã có sẵn. Tuy nhiên, bị phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, nếu quá nắng nóng sẽ gây cháy cỏ, khô héo khi chưa kịp bám rễ.
Phương pháp trồng chậu, túi:
– Sau khi cành cỏ được ngâm thuốc kích rễ thì đem giâm vào chậu hay túi đất đã chuẩn bị; mỗi giỏ từ 5-7 cành và canh tưới nước đều đặn. Sau khoảng 1 tuần thì bón phân Ure để kích cho cây ra chồi non.
– Sau khi cây cứng cáp trút chậu ra và trồng vào đất.
– Phương pháp này có tỷ lệ sống cao, cỏ dại ít phát triển chèn ép cỏ Đậu nên khâu chăm sóc và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên chi phí ban đầu dưỡng chậu khá cao.
Hoa Kiểng Phúc Lộc đang có sẵn những giỏ cỏ Đậu xanh tốt đã bám rễ, các bạn có thể liên hệ chúng tôi để rút ngắn thời gian và chi phí.
* Chăm sóc cỏ Đậu:
– Ánh sáng: Cỏ Đậu nên được trồng nơi có nắng để lá xanh tươi và hoa nở. Nếu trồng nơi râm mát thì cây bị hạn chế ra hoa.
– Đất trồng: Đất trồng thích hợp là loại đất pha cát, đất đen ở vườn, thoáng xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.
– Nước tưới: Cỏ chịu nước kém, không nên tưới quá nhiều, chỉ tưới khi đất đã khô; và phải có biện pháp xử lý ngập úng tốt để cây tránh bị nấm xâm nhập.
– Phân bón: Cứ 3-4 tháng nên bón phân NPK hay phân Ure cho cỏ 1 lần, duy trì dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
– Sâu bệnh: Cỏ Đậu thường bị sâu đất, sâu khoang tấn công. Khi bị tình trạng này thì bạn xịt thuốc cho cây theo hướng dẫn trên bao bì.
4 Mua cây ở đâu?
Quý cô bác anh chị có thể tham khảo thêm cây Ắc Ó tại đây.
Phúc Lộc –
Cỏ Lạc Tiên có hoa rất đẹp