Nguồn gốc của cây Nho thân gỗ
Cây nho thân gỗ còn có tên khoa học: Jabuticaba
Xuất xứ: từ Nam Mỹ, du nhập sang Việt Nam hơn chục năm nay và được gọi là cây Nho thân gỗ.
Đặc điểm nổi bật của cây Nho thân gỗ
Cây nho thân gỗ có nhiều điểm khá thú vị, ban đầu là phải kể đến thân, thân của cây là loại thân gỗ tựa như cây ổi.
Trái thì mọc từng trái riêng lẻ, nhú ra trực tiếp từ thân cây chứ không có mọc thành chùm giống như vài loại nho mà các bạn đã biết, đặc biệt là trái mọc chi chít từ dưới gốc cây dần lên phía trên, rất vui mắt.
Cơm bên trong có màu trắng, ngọt, mọng nước và có 4 hạt.

Lợi ích của cây Nho thân gỗ
Từ trên xuống dưới của cây Nho thân gỗ đều là vàng. Vàng ở đây không phải nghĩa đen mà là nằm ở giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại cho con người.
Là kho tàng của các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, trái Nho thân gỗ xứng đáng là người bạn đồng hành tốt của các chị em phụ nữ. Vì chúng có chất chống oxy hóa, làm tăng độ đàn hồi của da, làm da tươi sáng và căng mọng.
Cách gây giống cây Nho thân gỗ
Giống tốt quyết định sự phát triển của cây và chất lượng của trái. Vì vậy, các bạn phải lựa chọn thật kỹ nhé. Hiện đang có 2 cách nhân giống phổ biến:
Phương pháp gây giống bằng việc ghép, chiết cành
Khi đi mua cây Nho được ghép, chiết cành thì các bạn nên lựa chọn những cây có thân cao khoảng 60cm trở lên, khi đó cây đã được khoảng 6 – 7 tháng tuổi, lá xum xuê mượt xanh, bộ rễ đã cứng, trái cũng đã bắt đầu nhú.

Phương pháp gieo hạt
Phương pháp gieo hạt này cần phải bỏ nhiều công sức, tỉ mỉ chăm sóc trong vườn ươm.
Trước tiên là đất phải được xử lý sâu bệnh và bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ. Cây cũng phù hợp với đất cát ít thịt, miễn là không ngập úng.
Hạt phải đảm bảo đã được xử lý tốt. (lựa quả to, chín mọng và phơi thật khô, xong để nơi khô ráo tránh ẩm ướt)
Chúng ta chuẩn bị chậu hoặc dụng cụ dùng để gieo hạt, cho đất đã trộn vào, đất phải đảm bảo độ tơi xốp. Bắt đầu móc lỗ nhỏ và bỏ hạt vào, tránh bỏ hạt sâu quá sẽ gây thối và hạt sẽ không nảy mầm.Tưới sơ lại và cho hạt đã gieo vào trong bóng râm, 15 – 20 ngày sau hạt sẽ nảy mầm và thành cây con.
Cách chăm sóc cây Nho thân gỗ
Nho thân gỗ trồng được nhiều loại đất, tuy nhiên chúng ta không nên trồng trên đất bị nhiễm mặn, đất ngập úng, đất nhiễm phèn, tốt nhất là nên trồng trên đất phù xa, màu mỡ nhiều chất dinh dưỡng, chú ý xới cho tơi đất trước khi trồng để đảm bảo rể cây được phát triển tốt.
Vì là loại cây được du nhập từ Nam Mỹ nên Nho thân gỗ chịu nắng khá tốt, chúng ta trồng cây ở nơi càng nhiều ánh sáng càng tốt, như vậy cây sẽ phát triển tốt và cho ra trái nhiều khi trưởng thành.
Tưới vào sáng sớm và chiều tà để cây được hấp thu tốt, buổi trưa tránh tưới nhiều nước khi trời đang nắng gắt, vì khi bầu đất đang nắng nóng mà gặp lượng nước dư thừa sẽ làm rễ cây bị tổn thương, thậm chí gây suy cây và chết dần chết mòn.
Chúng ta bón phân định kì 20 – 30 ngày 1 lần với liều lượng vừa phải, như vậy cây sẽ luôn được phát triển tốt. ( Phân NPK giúp cho cây khỏe và cho ra hoa trái nhiều )
Cắt tỉa những cành khô, cành yếu già, như vậy cây sẽ dồn chất dinh dưỡng để cho những cành khác được sum xuê và tốt hơn.
Phúc Lộc –
cây tuyệt vời